Hình ảnh địa đạo củ chi
Giới thiệu về địa đạo Củ Chi
Với hệ thống đường hầm dài hơn 200 km, địa đạo Củ Chi là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn – Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước. Địa điểm này sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Bạn đang xem: Hình ảnh địa đạo củ chi
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin giới thiệu về địa đạo Củ Chi, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến du lịch TPHCM (Sài Gòn) sắp tới.

Địa đạo Củ Chi ở đâu?
Cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Google Maps
Điểm du lịch này có tổng chiều dài lên tới 250km, có 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng sâu nhất cách tới 12m. Đây là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, khu du lịch Củ Chi cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại Đông Nam Á.
Cách di chuyển đến tham quan địa đạo Củ Chi
Với khoảng cách không quá xa trung tâm thành phố, bạn có thể lựa chọn cho mình rất nhiều hình thức di chuyển phù hợp với chuyến đi của mình.
Đi địa đạo Củ Chi bằng xe buýt
Xe buýt đi địa đạo Củ Chi: Tốt nhất là bạn nên đến bến bus Bến Thành để bắt được các chuyến xe thuận lợi hơn. Có một số chuyến như sau: Số 13 ( Bến Thành – Củ Chi), số 94 ( Chợ Lớn – Củ Chi) rồi lên số 79 hoặc 122 ( Củ Chi – Dầu Tiếng). Đi bằng xe máy, ô tô cá nhân: đi về hướng cầu vượt An Sương trên QL22 là sẽ nhanh chóng đến điểm. Tuy nhiên, khi ra ngoại thành có nhiều địa hình khá khó đi nên bạn chú ý vững tay lái.
Xem thêm: Foot Massage Dai Nam - Best Massage In Saigon
Lịch sử địa đạo Củ Chi
Lịch sử địa đạo Củ Chi gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn năm 1946 – 1948. Công trình được thực hiện bởi quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An nhằm ẩn nấp, cất giữ vũ khí, quân tư trang.
Ban đầu, mỗi ngôi làng tại đây đều có một hầm căn cứ riêng, tuy nhiên, do nhu cầu đi lại, vì vậy họ đã kết nối với nhau để tạo nên một hệ thống liên hoàn. Công trình địa đạo Củ Chi hiện nay nối liền 6 xã phía Bắc của địa đạo Củ Chi. Từ công trình này, quân sự có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, họp bàn những kế hoạch cách mạng.
Từ năm 1961 – 1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với nhau. Phía trên của công trình này còn được trang bị với rất nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn… phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Với hệ thống đường hầm dài hơn 200 km, địa đạo Củ Chi góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.
Địa đạo Củ Chi tiếng Ahh là gì?
Các hướng dẫn viên du lịch thường nhắc đến địa đạo Củ Chi bằng cụm từ: The tunnels of Cu Chi hay Cu Chi Tunnels, Ho Chi Minh City.
Xem thêm: Đời Là Thế ( Phim Ca Nhạc

Giá vé địa đạo Củ Chi
Dưới đây là bảng vé giá tham quan khu di tíchđịa đạo Củ Chi mới nhất được UBND TP.Hồ Chí Minh đã chỉnh sửa để phù hợp với kinh tế và giá cả thị trường.
Khách | Giá vé tham quan |
Người lớn | 35.000đ/lượt |
Trẻ em 7 – 16 tuổi | 15.000đ/lượt |
Người khuyết tật, con thương binh, người có công với cách mạng… | Miễn phí |
Trẻ em dưới 7 tuổi | Miễn phí |